CÁCH CHỐNG THẤM TƯỜNG NHÀ

Cách Chống Thấm Tường Nhà 

1. Chống thấm cho tường nhà cũ

Để chống thấm cho tường nhà cũ , bước đầu chúng ta phải làm sạch bề mặt tường, cạo lớp vôi cũ và rửa sạch, nếu tường bị thấm thì phải xử lý chống thấm rồi mới bả matít và lăn sơn. Có làm kĩ càng vậy thì hiệu quả chống thấm mới hoàn toàn 100%.

Phương Pháp thi công chống thấm tường nhà cũ triệt để

Bước 1 : Cạo sạch lớp sơn cũ đã bong tróc của bề mặt tường, dùng chổi sắt đánh sạch các lớp rong rêu nếu có. Nếu không làm sạch tường cũ thì lớp sơn chống thấm tường rất dễ bị bong rộp, không đảm bảo chất lượng.

Bước 2 : Dùng keo chống thấm xử lý trám các vết nứt , kẻ hở của tường do sụt lún hay môi trường.

Bước 3 : Phủ từ 2 lớp trở lên với các loại sơn chống thấm chuyên dụng như Kova, Sika. Lưu ý là chỉ tiến hành sơn khi bề mặt đã làm sạch , khô ráo thì chất lượng về sau mới bền và đảm bảo.

Bước cuối cùng có thể là sơn phủ màu theo ý thích trang trí của gia chủ. 

2. Cách chống thấm cho tường nhà mới xây

Khi mới xây xong thì chủ đầu tư cũng nên tiến hành chống thấm ngay là hợp lý nhất. Tường mới xây khô xong được tô trát và đánh bóng làm sạch.

Sau đó dùng các loại sơn chống thấm tường ngoài trời hay còn gọi là keo chống thấm bề mặt ngoài. Các loại keo này có ưu điểm như chống thấm nước tuyệt vời, tính đàn hồi cao, dễ thi công cũng như tuổi thọ cao, và đặc biệt là giá thành rẻ hợp lý.

Việc chống thấm tường nhà cần thực hiện cả tường trong lẫn tường ngoài để đạt được hiệu quả tốt nhất.

3. Chống thấm chân tường nhà

Nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm chân tường có thể là do nước mưa bên ngoài thấm vào, 2 là do hơi ẩm dẫn theo ron gạch bốc lên. Và một nguyên nhân phổ biến là do hệ thống cấp thoát nước cho khu vực bếp và nhà vệ sinh bị rò rỉ.

3.1.Chống thấm chân tường nhà bằng sơn chống thấm Kova

Sau khi làm sạch bề mặt cạo sạch lớp sơn cũ thì dùng sơn chống thấm Kova gốc xi măng trộn theo tỷ lệ 10kg Kova 2kg xi măng trộn nhuyễn thành hỗ hợp rồi lăn lên chân tường bị thấm. Sau khi khô thì tiến hành sơn phủ bên ngoài bằng sơn trang trí thông thường.

3.2.Chống thấm chân tường bằng cách bơm Foam ngược

Nếu trường hợp tường đã cụ, bị mốc, bong tróc thì nên đục những chổ hồ vữa ra rồi bắn Foam vào và trát lại.

Đối với tường mới thì dùng mũi khoan 10mm khoan trực tiếp vào và dùng súng bắn Foam theo những lỗ khoan đó là được.

4. Chống thấm khe tiếp giáp tường nhà liền kề

4.1 Chống thấm khe tiếp giáp bằng tôn

Trường hợp khe hở giữa tường nhà với bên cạnh nhỏ thì có thể nước mưa theo đó thấm vào. Điều này lâu ngày sẽ gây ra tình trạng thấm nước mưa vào trong. Khắc phục điều này bằng cách cắt các tấm tôn ốp vào , dùng đinh cố định vị trí và bắn keo silicon giữa tường và lớp tôn để khi nước mưa rơi xuống sẽ theo máng tôn đó chảy ra ngoài. Điều nay sẽ đảm bảo cho việc chống thấm tường nhà được khá đảm bảo.

4.2 Chống thấm tường nhà liền kề ngay lúc bắt đầu xây

Biện pháp chống thấm tường nhà này là đảm bảo lâu dài nhất so với các phương pháp khác.

Đây là lựa chọn tối ưu, an toàn và hiệu quả nhất cho mọi công trình. Trong quá trình thi công, ở vị trí phần tiếp giáp chúng ta nên sử dụng gạch đặc. Vữa xây trộn bê tông gốc chống thấm, trát mác cao. Bề dày tường tiếp giáp yêu cầu tối thiểu 220mm mới đảm bảo ngăn được thấm dột tường từ ngoài vào.

Sau khi xây dựng và trát lớp tường ngoài xong. Bạn có thể sử dụng nhiều loại vật liệu chống thấm khác nhau để thi công cho lớp tường bên ngoài. Với trường hợp này phổ biến nhất là sử dụng các loại sơn chống thấm pha xi măng, hóa chất chống thấm,…

4.3 Chống thấm ngược tường nhà liền kề

Phương pháp này ở dạng chống cháy vì chi phí thi công cao cũng như hiệu quả về lâu dài không bằng các phương pháp trên. Tuy nhiên cũng là biện pháp chống thấm cho tường nhà đáng lưu tâm.

5. Chống thấm tường phía trong nhà

Công trình xây dựng, nhà hay tòa văn phòng, chung cư sau khi đi vào sử dụng lâu ngày dễ xẩy ra hiện tượng thấm dột ẩm mốc do quá trình thi công chống thấm có vấn đề. Nguyên nhân có thể đến từ nhiều phía :

– Nước thấm vào do tường bị rạn nứt hoặc chất lượng vật liệu kém gây thấm vào trong.

– Thấm nước mưa do tường ngoài tô trét chống thấm không kĩ, nhất là đoạn khe tiếp giáp…

6. Cách chống thấm tường ngoài trời

Chống thấm ngay từ ban đầu, từ bên ngoài sẻ bảo vệ được  tốt hơn kết cấu của tường nhà, làm giảm bớt tác hại từ bên ngoài lên bề mặt tường nhà.

+ Nếu tường nhà được chống thấm từ bên ngoài

  • Ngăn ngừa được nước xâm nhập qua kẻ hở tường
  • Sử dụng sơn chống thấm chuyên dụng, sơn ngoại thất ngoài trời có chức năng chống thấm cao để chống thấm còn tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
  • Phòng chống nấm mốc và rêu mốc phát triển.
  • Làm giảm nguy cơ làm hỏng các thiết bị nằm phía trong bức tường và những đồ đạc đặt gần bức tường.

+ Chuẩn bị trước khi thi công

+ Xử lý bề mặt trước khi thi công làm sạch hết bụi bẩn, tạo độ bám tốt nhất cho chống thấm

+ Làm bề mặt thi công phẳng, bả vá kỹ tại những vị trí bị rỗ (nếu có)

+ Đối với các vết nứt lớn phải được trám lại bằng vữa có sử dụng phụ gia chống thấm.

+ Tạo độ ẩm bề mặt trước khi thi công theo tiêu chuẩn độ ẩm dưới 16%

+ Quy tình thi công chống thấm tường ngoài trời

Sử dụng vật liệu chống thấm ngoài trời như sơn chống thấm, tôn chống thấm. Sơn chống thấm đa số được sử dụng vì độ thẫm mỹ thực hiện đúng quy trình nhà sản xuất ghi rỏ trên thùng chống thấm hoặc bao bì. Ngoài ra phương pháp bọc phủ chống thấm composite frp cũng rất hiệu quả.

7.Chống thấm ngược cho tường nhà


Trường hợp không thể tiến hành chống thấm khe tiếp giáp giữa 2 nhà từ khi xây mới. Thì phương pháp chống thấm ngược sẽ được coi là phương pháp nên được cân nhắc.

Với nhà mới xây thì khi xây gạch xong, không trát tường mà tiến hành chống thấm ngược luôn.

Đối với nhà cũ bị thấm phải đục bỏ phần tường phía trong. Sau đó xử lý các vết nứt tường và đến chống thấm ngược rồi trát lại mới đạt được hiệu quả cao nhất.

8. Cách chống thấm tường nhà bị nứt

Tường nhà bị nứt khiến cho việc thấm dột diễn ra dễ dàng. Nếu không xử lý vết nứt và tiến hành chống thấm kịp thời sẽ khiến cho công trình xuống cấp nhanh chóng.

Nguyên nhân gây ra nứt tường có thể do: Trát vữa ko đều, trát khi tường khô hoặc cũng có thể do nền hay móng bị lún…

Quy trình chống thấm tường nhà bị nứt (2 thành phần kova)

+ Chuẩn bị bề mặt

  • Đánh nhám toàn bộ bề mặt tường bị nứt: Thủ công dùng đá mai hoặc dùng máy chà nhám.
  • Dùng máy áp lực: có thể là áp lực hơi hoặc áp lực nước làm sạch bề mặt để lộ rõ vết nứt dăm hay nứt chân chim.
  • Bề mặt tường trước thi công cần phải có một độ ẩm nhất định đảm bảo cho vật liệu chống thấm không “chết” quá nhanh
  • Đối với bề mặt cũ bị phân hóa, cần loại bỏ những màng sơn cũ bằng dụng cụ thích hợp trước khi thi công.
  • Đảm bảo cho bề mặt sơn phải sạch, khô, không có tạp chất làm giảm độ bám dính như: bụi, dầu mỡ hay sáp.

+ Tiến hành thi công chống thấm nứt tường

Xem thêm:

Bài viết cùng chủ đề:

G

0988.799.322

G

0946.322.799