CÁCH THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI

 

Quy trình thi công cọc khôn nhổi gồm các bước sau:

Bước 1:  Công tác chuẩn bị, định vị cọc khoan nhồi

Công tác chuẩn bị cần tìm hiểu rõ về địa chất, địa tầng của nền đất. Từ đó có phương án xử lý mặt bằng, loại bỏ chướng ngại vật nếu có. Việc định vị đóng vai trò quan trọng quyết định kết quả và chất lượng thi công cọc khoan nhồi. Theo đó, cần xác định vị trí của các trục, tim cọc, vị trí các giao điểm, vị trí tim cốt của từng cọc trong công trình dựa theo thiết kế ban đầu.

  • Giác móng: Sử dụng máy móc hỗ trợ để xác định các trục chi tiết trung gian, đưa các trục ra ngoài phạm vi thi công móng và cố định các cột mốc này bằng cột bê tông chôn sâu dưới đất.
  • Định vị tim cọc: Được thực hiện bằng cách đóng cọc tiêu bằng thép d=14, cọc có chiều dài 1,5m vuông góc với nhau.

2. Rung hạ ống vách, khoan tạo lỗ

  • Tác dụng của ống vách: định vị, dẫn hướng cho máy khoan đi, giữ độ ổn định cho bề mặt của hố khoan, chống sập trên hố, bảo vệ để đất đá hay thiết bị rơi xuống hố khoan, làm sàn để đỡ tạm và để thao tác buộc nối, lắp dựng cốt thép.
  • Quá trình hạ ống vách: trước tiên là chuẩn bị máy rung, tiếp đến là lắp máy rung vào ống vách, tiếp là rung hạ ống vách với sai số của tâm móng lớn hơn 30mm. Và cuối cùng sau khi hạ ống vách dùng thước nivo áp vào thành trong ống vách để kiểm tra độ thẳng đứng.
  • Khoan tạo lỗ: để mũi khoan chạm tới đáy hố thì máy mới bắt đầu quay, ban đầu tốc độ chậm và sau đó nhanh dần, trong khi khoan cần khoan có thể nâng lên hạ xuống 1 đến 2 lần để giảm đi sự ma sát thành cũng như lấy đất đầy vào gầu, đặc biệt nên dùng tốc độ thấp khi khoan để tăng mô men quay.

3. Vét đáy hố khoan

  • Khi kiểm tra độ sâu của hố khoan thì bạn cần xác định chiều sâu của lớp mùn khoan cần nạo vét, vì lớp mùn có khả năng ảnh hưởng đến khả năng làm việc có hiệu quả hay không của cọc.
  • Độ sâu của hố khoan khi đạt đến độ sâu thiết kế thì những công việc tiếp theo của quá trình thi công cọc nhồi được phép tiếp tục. Khi nạo vét có thể dùng gầu hình trụ.

4. Thổi rửa đáy hố khoan

  • Dùng cẩu thả ống thổi rửa xuống hố khoan, các ống này được nối với nhau bằng ren và có đường kính là F90. Phía trên của ống có hai cửa, một dùng để nối với ống dẫn (thu hồi dung dịch bentonite và cát về lại máy lọc) và một cửa dẫn khí có F45.
  • Bơm khí với áp suất 7 at và duy trì trong cả thời gian thổi rửa khoảng 20 – 30 phút, sau đó lấy mẫu dung dịch ỏ đáy hố khoan và giữa hố lên để kiểm tra. Nếu dung dịch này đạt so với yêu cầu thì có thể dừng để chuẩn bị cho công tác lắp dựng cốt thép.

5. Đổ bê tông

  • Lỗ khoan sau khi vét phải được ít nhất 3 giờ thì tiến hành đổ bê tông. Trường hợp nếu quá trình quá dài thì phải lấy mẫu dung dịch ở đáy hố, nếu dung dịch không tốt thì phải lưu chuyển dung dịch đến khi đạt yêu cầu.
  • Mẻ bê tông đầu tiên cần sử dụng nút bằng bao tải chứa vữa xi măng nhão, đảm bảo cho bê tông không bị tiếp xúc trực tiếp với nước hay dung dịch khoan và nhớ loại trừ khoảng chân không khi tiến hành đổ bê tông.

6. Lấp đầu cọc nhồi

  • Thực hiện việc tháo ra toàn bộ các giá đỡ của ống phần trên.
  • Cắt các thanh thép treo trên lồng thép.
  • Lấp đá 1×2 và đá 4×6 vào đầu cọc và lấp bằng mặt đất tự nhiên vốn có.

7. Rút ống vách

Trong các bước thi công khoan cọc thì đối với bước này, việc thực hiện yêu cầu tay nghề khá cao khi phải dùng máy rung để đằm xuống và rút ống lên một cách từ từ.

Xem thêm:

Bài viết cùng chủ đề:

G

0988.799.322

G

0946.322.799