CÁCH GIA CỐ MÓNG VÀ MỘT SỐ ĐIỀU VỀ CÁC LOẠI MÓNG NHÀ

Thông tin công trình:

CÁCH GIA CỐ MÓNG VÀ MỘT SỐ ĐIỀU VỀ CÁC LOẠI MÓNG NHÀ
Địa điểm:
Hà Nội
Số tầng:
4 tầng, 1 tum
Diện tích:
262m2
Đơn vị thực hiện:
Kiến trúc HCG
Năm thực hiện:
2022
Mã dự án:
HCG
Loại thiết kế:
Thiết kế nhà phố
Công năng:
Tổng diện tích: 262m2
Chủ đầu tư:
Anh Nguyên
Thiết kế:
CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC HCG
Phone
Hotline: 0988.799.322 - Giờ hành chính: 0946.322.799
Email
kientruchcg@gmail.com

Thông tin chi tiết:

CÁCH GIA CỐ MÓNG VÀ CÁC LOẠI MÓNG NHÀ

I. Cách gia cố móng nhà

Cách gia cố móng nhà là vấn đề mà các gia chủ cũng chưa thực sự hiểu rõ, quy trình gia cố móng và cách làm tăng sức chịu lực của móng nhà như thế nào thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Đầu tiên, chúng ta tìm hiểu các cách gia cố móng. Gồm có 6 cách:

1. Phương pháp gia cố bằng cách đổ bê tông khối dưới móng

Phương pháp này còn được gọi là phương pháp đào hố và là phương pháp truyền thống, được áp dụng qua nhiều thế kỷ. Nó sẽ mở rộng kết cấu móng cũ bằng cách đào tới lớp địa tầng ổn định. Lớp đất dưới đáy móng sẽ được đào bỏ theo trình tự có kiểm soát theo từng giai đoạn hoặc chống giữ.

Khi chúng ta đào tới lớp đất phù hợp, hố đào được đổ đầy bê tông và được giữ cho đông kết trước khi tiến hành đào hố tiếp theo. Ngoài ra, để có thể truyền tải trọng từ móng cũ xuống kết cấu móng mới thì mối nối giữa hai kết cấu được thực hiện bằng cách là đổ một lớp vữa xi măng cát khô. Đặc biệt đây là phương pháp rẻ tiền và phù hợp cho kết cấu móng nông.

2. Phương pháp gia cố bằng dầm gánh

Nó là phương pháp nâng cao từ phương pháp đào hố. Ưu điểm là thi công nhanh hơn phương pháp truyền thống, chỉ tiếp cận kết cấu từ một phía và khả năng chịu tải trọng cao. Nhược điểm là nếu móng hiện hữu nằm sâu thì việc đào đất là không tinh tế và hướng tiếp cận bị giới hạn, công năng sử dụng của dầm gánh cũng bị hạn chế ít nhiều.

3. Phương pháp gia cố bằng dầm và móng trụ

Phương pháp này ra đời vì phương pháp dùng bê tông khối không thể làm việc hiệu quả cho móng có chiều sâu lớn. Ngoài ra, nó còn khả thi cho hầu hết các điều kiện địa chất. Với phương pháp gia cố bằng dầm và móng trị thì dầm bê tông cốt thép được đổ tại chỗ để truyền tải trọng vào móng trụ bê tông. Kích thước và chiều cao của dầm tùy theo điều kiện đất nền và tải trọng truyền xuống, cho nên phương pháp này khá tinh tế cho móng có chiều sâu ít hơn 6m.

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH

4. Phương pháp gia cố bằng cọc kích thước nhỏ

Đây là phương pháp có thể được thực hiện khi tải trọng từ móng cần phải truyền xuống lớp đất nằm ở độ sâu lớn hơn 5m. Nó có thể áp dụng cho đất có tính chất phức tạp và không gian tiếp cận bị hạn chế, thậm chí là phát sinh các vấn đề ô nhiễm môi trường.

5. Phương pháp gia cố bằng cọc

Ở phương pháp này, sẽ được thêm các cọc trên các cạnh kề nhau của tường đang đặt trên móng yếu. Khi đó, một khối bê tông liên kết xuyên qua tường, liên kết với các cọc và làm việc như một đài cọc. Trường hợp móng bị lún trên đất ngập nước hay đất có tính sét có thể xử lý bằng phương pháp này.

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH

6. Phương pháp gia tải trước

Loại phương pháp này áp dụng cho móng băng hoặc móng đơn, phù hợp với công trình có từ 5 đến 10 tầng. Ở phương pháp gia tải trước này thì đất được đầm nén cho đến khi ở cao độ đào đất, đất nền chịu được một tải trọng đã định trước. Trong đó, công tác đầm nén được thực hiện trước khi tiến hành gia cố nền. Yêu cầu của phương pháp gia tải trước là cần giảm thiểu tiếng ồn và tác động ảnh hưởng do hoạt động đầm nén và nó không thể áp dụng cho móng bè.

II. Các loại móng thông dụng

1. Móng đơn

Là loại móng dùng để đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực.

Móng đơn được sử dụng ở những nền đất có khả năng chịu tải tốt, tải trọng không quá lớn. Trường hợp móng đơn phải chịu tải lớn thì bắt buộc phải tăng chiều dài của móng và chiều sâu chôn móng.

2. Móng cọc

Móng cọc là loại móng có hình trụ dài được làm bằng bê tông hoặc cừ tràm được cấm sâu dưới đất để truyền tải trọng lượng của công trình xuống lớp sỏi đá nằm sâu dưới lòng đất nhờ đó làm tăng khả năng chịu tải cho tầng móng phía trên. 

Móng cọc được sử dụng để thi công cho các công trình có tải trọng lớn hoặc những nơi có bề mặt đất nền yếu, trên sông hoặc những nơi có địa hình phức tạp

3. Móng băng

Móng băng là một dải dài độc lập chạy dọc theo chân tường song song hoặc giao cắt nhau để đỡ tường hoặc cột.

4. Móng bè 

Móng bè là loại móng nông được trải rộng toàn bộ diện tích xây dựng của công trình để giảm áp lực đè lên nền đất giúp giải tỏa sức nặng và tránh hiện tượng lún không đồng đều.

Được sử dụng chủ yếu ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù không có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình.

G

0988.799.322

G

0946.322.799